Chương trình đào tạo ngành Khoa học thư viện
Chương trình đào tạo ngành Khoa học thư viện
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tên chương trình: Khoa học Thông tin – Thư viện
Trình độ đào tạo: Cao học
Ngành đào tạo: Thông tin – Thư viện
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thư viện
Mã chuyên ngành: 60320203
Loại hình đào tạo: Chính qui
4.1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
4.1.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Thông tin – Thư viện đào tạo cán bộ thông tin – thư viện trình độ thạc sĩ có kiến thức chuyên sâu và năng lực nghiên cứu, giảng dạy và quản lý ngành thông tin – thư viện, có tầm nhìn chiến lược và thái độ phù hợp trong việc phát triển sự nghiệp thông tin – thư viện vì lợi ích của xã hội.
4.1.2. Mục tiêu cụ thể
4.1.2.1. Về kiến thức
Làm chủ kiến thức chuyên ngành khoa học thông tin – thư viện, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về khoa học xã hội và nhân văn, pháp luật và quản lý liên quan đến lĩnh vực thông tin – thư viện.
4.1.2.2. Về kỹ năng
- Có kỹ năng hoàn thành công việc có tính phức tạp, có kỹ năng nghiên cứu độc lập để nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, hình thành các ý tưởng, phát hiện và thử nghiệm kiến thức mới về ngành khoa học thông tin – thư viện.
- Nắm vững các phương pháp giảng dạy ngành thông tin – thư viện, có khả năng biên soạn chương trình, đề cương, bài giảng, giáo trình, giảng dạy và hướng dẫn sinh viên đại học và các bậc học thấp hơn.
- Có tầm nhìn chiến lược và phương pháp quản lý, có khả năng hoạch định chính sách, tư vấn, xây dựng và quản lý dự án, có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, đánh giá nguồn lực và hoạt động truyền thông vận động trong lĩnh vực thông tin – thư viện.
- Có kỹ năng ngoại ngữ tiếng Anh nhất định ở mức có thể hiểu cơ bản một báo cáo hay bài phát biểu, diễn đạt cơ bản trong các tình huống chuyên môn thông thường, viết tóm tắt những nội dung công việc liên quan đến lĩnh vực thông tin – thư viện.
4.1.2.3. Về thái độ
- Hiểu rõ sứ mệnh, mục tiêu của ngành thông tin – thư viện, có ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp.
- Có mong muốn sáng tạo, mạnh dạn tìm kiếm và có bản lĩnh đương đầu với khó khăn, thử thách.
- Có tư duy phê phán, phản biện, khả năng ứng biến đối với những thay đổi của xã hội.
- Có mong muốn và khả năng giao lưu, hợp tác với đồng nghiệp, quốc nội và quốc tế.
4.1.2.4. Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp
- Cán bộ quản lý ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ngành Thông tin – Truyền thông; ngành Giáo dục và Đào tạo; ngành Khoa học và Công nghệ.
- Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo và cơ quan thông tin – thư viện.
- Giảng viên ngành thông tin – thư viện trong các cơ sở đào tạo cán bộ thông tin – thư viện.
- Cán bộ quản lý trong các trung tâm thông tin, các thư viện hoặc các cơ quan lưu trữ.
- Cán bộ tư liệu, cán bộ thông tin trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh.
4.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỰ TUYỂN
- Về văn bằng
+ Tốt nghiệp trình độ đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
+ Tốt nghiệp trình độ đại học trong hệ thống giáo dục các nước khác.
- Ngành học
+ Ngành đúng, ngành phù hợp: Thông tin học, Khoa học thư viện.
+ Ngành gần và ngành khác: Thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ (ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Thí sinh thuộc nhóm ngành này phải qua lớp bổ túc kiến thức do nhà trường quy định mới được dự tuyển.
- Loại tốt nghiệp
+ Loại Khá trở lên, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp
+ Trung bình – khá trở xuống, yêu cầu 1 năm thâm niên công tác trong lĩnh vực thư viện-thông tin.
- Kinh nghiệm nghề nghiệp của người dự tuyển
+ Ngành đúng, ngành phù hợp: Không quy định thời gian công tác..
+ Ngành gần: Sau 1 năm công tác.
+ Ngành khác: Sau 2 năm công tác.
- Các môn thi tuyển sinh.
+ Môn cơ bản: Triết học (hoặcThông tin học)
+ Môn cơ sở: Thư viện học
+ Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh (theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
4.3. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
- Thời gian phải tập trung học tập: Thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ (ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Số lượng kiến thức tích lũy: Tất cả các học phần quy định trong chương trình đào tạo (bao gồm cả luận văn).
- Ngoại ngữ: Đạt yêu cầu trình độ tiếng Anh cấp độ 3 (Khung B1 Châu Âu).
4.4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
4.4.1. Khái quát chương trình
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 60 tín chỉ. Bao gồm:
- Phần kiến thức chung: 4 tín chỉ
+ Triết học: 4 tín chỉ
+ Tiếng Anh B1 cấp độ 2,3: 8 tín chỉ (Học viên tự học)
- Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 44 tín chỉ
+ Phần kiến thức bắt buộc: 36 tín chỉ
+ Phần kiến thức tự chọn: 18 tín chỉ
- Khảo sát thực tế và luận văn tốt nghiệp: 12 tín chỉ
+ Khảo sát thực tế: 02 tín chỉ
+ Luận văn Thạc sỹ: 10 tín chỉ
4.4.2. Danh mục các môn học
Mã học phần |
Tên học phần |
Tín chỉ |
|||
Phần chữ |
Phần số |
Tổng số |
LT |
TH, TN, TL |
|
Phần kiến thức chung |
4 |
|
|
||
TVĐC |
501 |
Triết học |
4 |
45 |
15 |
TVĐC |
502 |
Tiếng Anh B1 cấp độ 2,3 (Học viên tự học) |
8 |
|
|
Tiếng Anh B1 cấp độ 2 |
4 |
40 |
20 |
||
Tiếng Anh B1 cấp độ 3 |
4 |
40 |
20 |
||
Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
44 |
|
|
||
Phần kiến thức cơ sở |
8 |
|
|
||
Các học phần bắt buộc |
8 |
|
|
||
TVCS |
503 |
Lý thuyết đương đại về TT-TV |
2 |
20 |
10 |
TVCS |
504 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học TT-TV |
2 |
15 |
15 |
TVCS |
505 |
Chính sách TT-TV Việt Nam |
2 |
18 |
12 |
TVCS |
506 |
Xã hội thông tin |
2 |
20 |
10 |
Các học phần lựa chọn |
0 |
|
|
||
Phần kiến thức chuyên ngành |
36 |
|
|
||
Các học phần bắt buộc |
18 |
|
|
||
TVCN |
507 |
Quản lý nguồn tài nguyên thông tin |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
508 |
Tổng quan về xử lý thông tin |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
509 |
Sản phẩm và dịch vụ TT-TV đương đại |
2 |
20 |
10 |
TVCN |
510 |
Quản lý cơ quan TT-TV |
2 |
16 |
14 |
TVCN |
511 |
Tự động hóa hoạt động TT-TV |
2 |
18 |
12 |
TVCN |
512 |
Thiết kế và điều hành dự án TT-TV |
2 |
18 |
12 |
TVCN |
513 |
Truyền thông vận động trong hoạt động TT-TV |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
514 |
Đánh giá nguồn lực và hoạt động TT-TV |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
515 |
Phương pháp giảng dạy ngành TT-TV |
2 |
15 |
15 |
Các học phần lựa chọn (chọn 18 tín chỉ trong các học phần sau) |
18 |
|
|
||
TVCN |
516 |
Văn hóa đọc và tiến bộ xã hội |
2 |
20 |
10 |
TVCN |
517 |
Văn hóa giao tiếp trong hoạt động TT-TV |
2 |
13 |
17 |
TVCN |
518 |
Pháp luật sở hữu trí tuệ |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
519 |
Thương mại điện tử trong lĩnh vực xuất bản |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
520 |
Người dùng tin và nhu cầu tin đương đại |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
521 |
Thông tin kinh tế thương mại |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
522 |
Thông tin phục vụ quản lý giáo dục và đào tạo |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
523 |
Thông tin Khoa học công nghệ |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
524 |
Thông tin Khoa học Xã hội và Nhân văn |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
525 |
Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
526 |
Không gian cơ quan TT-TV |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
527 |
Thiết kế Website trong cơ quan TT-TV |
2 |
10 |
20 |
TVCN |
528 |
Quản lý cơ sở dữ liệu trong cơ quan TT-TV |
2 |
15 |
15 |
TVCN |
529 |
Quản trị mạng trong cơ quan TT-TV |
2 |
20 |
10 |
TVCN |
530 |
Quản lý thư viện điện tử |
2 |
17 |
13 |
Khảo sát thực tế và luận văn tốt nghiệp |
12 |
|
|
||
Khảo sát thực tế |
2 |
|
|
||
Luận văn |
10 |
|
|
||
Tổng cộng |
60 |
|
|