Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa

01
01
'70

Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO

     

- Tên chương trình: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO

- Trình độ đào tạo: Cao học

- Chuyên ngành đào tạo: Quản lý văn hóa                    Mã số: 60 31 06 42

- Loại hình đào tạo: Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo (chuẩn đầu ra)

1.1. Mục tiêu chung

      Đào tạo sau đại học ngành quản lý văn hóa nhằm cung cấp một đội ngũ cán bộ quản lý, những chuyên viên tư vấn, tham mưu, nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa - nghệ thuật - thông tin cho đất nước, đặc biệt là cho các tỉnh thành phía Nam; góp phần tạo dựng mặt bằng văn hóa đồng đều giữa các vùng, miền; rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đào tạo cán bộ quản lý văn hóa - nghệ thuật - thông tin của cả nước; phát hiện, bồi dưỡng những cá nhân xuất sắc trong học tập, bổ sung vào đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường và các trường văn hóa - nghệ thuật ở địa phương.

1.2. Mục tiêu cụ thể.

1.2.1. Về kiến thức

- Đào tạo học viên có trình độ thạc sỹ văn hóa nắm vững lý thuyết về văn hóa và quản lý văn hóa;

- Có trình độ cao trong hoạt động thực tiễn về quản lý văn hóa ở cơ sở;

- Có năng lực nghiên cứu và làm việc độc lập sáng tạo;

- Nắm vững hệ thống pháp luật và chính sách văn hóa của Việt Nam.

1.2.2. Về kỹ năng

*  Kỹ năng chuyên môn:

- Đạt được trình độ nghiên cứu, tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa ở cơ sở, có khả năng nhận biết, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc;

- Nắm vững các kỹ năng tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa, nghệ thuật;

- Có khả năng tư vấn về tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa - nghệ thuật cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề về văn hóa, nghệ thuật.

*  Kỹ năng bổ trợ:

- Tiếng Anh: Trình độ B1 khung Châu Âu hoặc tương đương: TOEFL 450 ITP, TOEFL 133 CBT, TOEFL 45 iBT; IELTS 4.5;…

- Có trình độ sáng tạo, tư duy độc lập và làm việc theo nhóm.

1.2.3. Về thái độ

- Học viên phải có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm vững và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

- Có ý thức công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và có khả năng làm việc nhóm.

- Có khả năng sáng tạo và tư duy độc lập, có khát vọng cống hiến và biết kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và tiến bộ bản thân với ích lợi của cộng đồng và dân tộc.

- Biết tôn trọng và học hỏi nhân dân, ứng dụng hài hòa lý thuyết văn hóa, quản lý văn hóa và các hoạt động thực tiễn văn hóa ở cơ sở.

1.2.4. Vị trí làm việc sau  tốt nghiệp:

Sau khi hoàn thành chương trình cao học, học viên đạt được học vị thạc sỹ có kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, thích ứng với bối cảnh kinh tế-xã hội của địa phương và bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hóa. Cụ thể:      

- Làm việc trong hệ thống ngành văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch với các cương vị khác nhau.

- Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, các dự án nghiên cứu về quản lý của địa phương, đơn vị công tác.

- Tư vấn về tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa - nghệ thuật - thông tin cho các đơn vị nhà nước và những tổ chức kinh tế - xã hội.

- Trình độ ngoại ngữ: Theo quy định tại thông tư 15/TT-BGDĐT, ngày 15/05/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Theo Quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học gồm: 60 tín chỉ.

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc (tín chỉ)

Kiến thức

Tự chọn

(tín chỉ)

Tổng số tín chỉ

3.1. Kiến thức chung

10

0

10

3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

26

10

36

- Kiến thức cơ sở ngành

12

4

16

- Kiến thức ngành

14

6

20

3.3. Thực tập nghề nghiệp         

2

0

2

3.4. Luận văn

12

0

12

3.5. Tổng khối lượng

50

10

60

 

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC

- Đối tượng: Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Môn thi:

+ Triết học

+ Cơ sở văn hóa Việt Nam

+ Ngoại ngữ: tiếng Anh (Xét tuyển tiếng Anh và ngoại ngữ khác khi đạt trình độ theo quy định ở phụ lục 2, Thông tư 15/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 15/5/2014).

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

5.1. Quy trình đào tạo:

+ Quy trình đào tạo thạc sỹ ngành Quản lý văn hóa được thiết kế dựa trên sự kế thừa những thành tựu đào tạo và nghiên cứu của ngành văn hóa học, quản lý văn hóa. Đồng thời, chương trình tiếp thu một cách có chọn lọc các chương trình đào tạo và kiến thức cơ bản, cập nhật về văn hóa học, quản lý văn hóa của các trường đại học và các viện nghiên cứu tiên tiến ở Việt Nam và trên thế giới.

+ Quy trình đào tạo thạc sỹ ngành Quản lý văn hóa luôn đảm bảo tính thống nhất và hợp lý giữa phần lý thuyết và thực hành, giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa kiến thức ngành với kiến thức liên ngành của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

+ Quy trình đào tạo thạc sỹ ngành Quản lý văn hóa vừa bảo đảm tính liên thông giữa các trường đại học có đào tạo thạc sỹ ngành Quản lý văn hóa trong nước và với các trường đại học nước ngoài, kết hợp giữa tính quốc tế và tính dân tộc.

+ Quy trình tổ chức đào tạo theo Quy chế đào tạo của Trường dựa trên Thông tư 15/TT-BGDĐT, ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Lịch trình đào tạo một khóa thạc sỹ do Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh ban hành ngày 14/04/2015.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp: Học viên tích lũy đủ 60 tín chỉ và hội đủ các điều kiện khác theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. THANG ĐIỂM

Theo thang điểm A, B, C, D, E, F hoặc quy đổi như sau:

A (8,5 - 10) Giỏi

B (7,0 – 8,4) Khá

C (5,5 – 6,9) Trung bình

D (4,0 – 5,4) Trung bình yếu

F (dưới 4,0) Kém, không đạt yêu cầu.

Những học phần phần kiến thức giáo dục đại cương sẽ tính điểm đạt là điểm D; các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành điểm đạt là C.

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                    10 tín chỉ

7.1.1.  Lý luận chính trị

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Triết học

4

 

7.1.2. Ngoại ngữ

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Tiếng Anh B1 cấp độ 2

3

  1.  

Tiếng Anh B1 cấp độ 3

3

 

 

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                               16 tín chỉ

7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành                                                                    

       a. Bắt buộc                                                                                      12       

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Phương pháp nghiên cứu khoa học văn hóa

2

  1.  

Lịch sử văn hóa Việt Nam

2

  1.  

Tâm lý học quản lý

2

  1.  

Giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt Nam

2

  1.  

Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ

2

  1.  

Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ

2

       b. Tự chọn (học viên chọn 4 tín chỉ trong số các học phần sau)           4

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Văn hóa Trung Hoa

2

  1.  

Văn hóa Ấn Độ

2

  1.  

Văn hóa Đông Nam Á

2

  1.  

Nghệ thuật đương đại

2

  1.  

Địa văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam

2

7.2.2. Kiến thức chuyên ngành              

       a.  Bắt buộc:                                                                                     14

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Chính sách văn hóa thế giới và Việt Nam

2

  1.  

Quản lý hoạt động nghệ thuật

2

  1.  

Quản lý hoạt động truyền thông

2

  1.  

Quản lý hoạt động quảng cáo

2

  1.  

Tổ chức và quản lý sự kiện văn hóa - nghệ thuật

2

  1.  

Quy trình thiết kế và tổ chức dự án nghiên cứu văn hóa

2

  1.  

Quản lý và phát triển nguồn lực văn hóa – nghệ thuật

2

          b. Tự chọn: (học viên chọn 6 tín chỉ trong số các học phần sau)                    6

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Quản lý Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh

2

  1.  

Quản lý Di sản văn hóa phi vật thể

2

  1.  

Quản lý dự án văn hóa- nghệ thuật

2

  1.  

Quản lý cổ vật

2

  1.  

Quản lý bảo tàng

2

  1.  

Quản lý thư viện

2

  1.  

Quản lý nhà văn hóa – câu lạc bộ

2

  1.  

Quản lý du lịch

2

  1.  

Điền dã văn hóa học

2

7.2.4. Thực tế và làm luận văn tốt nghiệp

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Khảo sát thực tế hoạt động quản lý văn hóa ở cơ sở

2

  1.  

Luận văn tốt nghiệp

12

8. Kế hoạch giảng dạy

Số

TT

Tên                                                          học phần

Tín  chỉ

Quy ra tiết

Phân theo tiết

Học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

7.1.1.  Lý luận chính trị          

  1.  

Triết học

4

60

50

10

Không

7.1.2. Ngoại ngữ

  1.  

Tiếng Anh B1 cấp độ 2

3

45

35

10

Không

  1.  

Tiếng Anh B1 cấp độ 3

3

45

35

10

Không

7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành

a. Bắt buộc

  1.  

Phương pháp nghiên cứu khoa học văn hóa

3

45

30

15

7.1.1

  1.  

Lịch sử văn hóa Việt Nam

2

30

25

5

7.1.1

  1.  

Tâm lý học quản lý

2

30

25

5

7.1.1

  1.  

Giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt Nam

2

30

25

5

5

  1.  

Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ

2

30

25

5

7.1.1

  1.  

Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ

2

30

25

5

5

b. Tự chọn

  1.  

Văn hóa Trung Hoa

2

30

25

5

7.2.1 a

  1.  

Văn hóa Ấn Độ

2

30

25

5

7.2.1 a

  1.  

Văn hóa Đông Nam Á

2

30

25

5

7.2.1 a

  1.  

Nghệ thuật đương đại

2

30

25

5

7.2.1 a

  1.  

Địa văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam

2

30

25

5

7.2.1 a

7.2.2. Kiến thức chuyên ngành

a. Kiến thức bắt buộc

 

 

 

 

 

  1.  

Chính sách văn hóa thế giới và Việt Nam

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Quản lý hoạt động nghệ thuật

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Quản lý hoạt động truyền thông

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Quản lý hoạt động quảng cáo

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Tổ chức và quản lý sự kiện văn hóa - nghệ thuật

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Quy trình thiết kế và tổ chức dự án nghiên cứu văn hóa

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Quản lý và phát triển nguồn lực văn hóa – nghệ thuật

2

30

25

5

7.2.1

Kiến thức tự chọn

 

 

 

 

 

  1.  

Quản lý Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Quản lý Di sản văn hóa phi vật thể

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Quản lý dự án văn hóa – nghệ thuật

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Quản lý cổ vật

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Quản lý bảo tàng

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Quản lý thư viện

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Quản lý nhà văn hóa – câu lạc bộ

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Quản lý du lịch

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Điền dã văn hóa học

2

30

20

10

7.2.2 a

7.2.3. Thực tế và làm luận văn tốt nghiệp

 

 

 

 

 

  1.  

Khảo sát thực tế hoạt động văn hóa

2

 

 

 

7.2.2

  1.  

Khóa luận tốt nghiệp

12

 

 

 

7.2.2

                   

 

 

Từ khóa: