Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học

01
01
'70

Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học

 

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO

 

 - Tên chương trình: Chương trình khung đào tạo

- Trình độ đào tạo: Cao học

- Ngành đào tạo: Văn hóa học                    Mã số: 60310640

- Loại hình đào tạo: Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo (chuẩn đầu ra)

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo thạc sỹ Văn hóa học có kiến thức và tư duy lý luận nâng cao về văn hóa học và văn hóa Việt Nam; có hệ thống lý thuyết, phương pháp và kỹ năng nghiên cứu văn hóa; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; ứng dụng được kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào việc nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa - nghệ thuật; có khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề về văn hóa học và văn hóa Việt Nam trong hoạt động thực tiễn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

+ Kiến thức tổng quát: học viên có kiến thức chuyên sâu về văn hóa Việt Nam, bao gồm: văn hoá tộc người, lịch sử văn hoá, địa văn hoá; văn hoá khu vực, văn hoá Việt Nam, văn hoá vùng và các lĩnh vực văn hoá học ứng dụng;

+ Kiến thức lý luận: học viên nắm vững lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn hóa và các phương pháp tiếp cận liên ngành khoa học xã hội và nhân văn;

+ Kiến thức bổ trợ: học viên sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong nghiên cứu và hoạt động chuyên môn.

1.2.2. Về kỹ năng

Học viên có kỹ năng nhận thức và thực hành thích ứng với bối cảnh kinh tế-xã hội của địa phương và bối cảnh giao lưu, hội nhập văn hóa của đất nước. Cụ thể:

+ Nghiên cứu các vấn đề thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn;

+ Có thể giảng dạy văn hóa học, văn hóa dân gian tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, chính trị - hành chính, và của các tổ chức xã hội

+ Tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược, chương trình hành động dài hạn và những dự án về văn hóa- xã hội cho ngành và địa phương.

+ Các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức quản lý và kỹ năng giao tiếp xã hội.

1.2.3. Về thái độ:

+ Có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm vững và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

+ Có ý thức công dân, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, tôn trọng việc hợp tác và làm việc theo nhóm.

+ Sáng tạo, tư duy độc lập, khát vọng cống hiến và biết kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và tiến bộ bản thân với ích lợi của cộng đồng và dân tộc.

+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa các tộc người, vùng miền, quốc gia

1.2.4. Vị trí làm việc sau  tốt nghiệp:

            + Làm việc trong ngành văn hóa - nghệ thuật, truyền thông, du lịch, chính trị - xã hội và những đơn vị ngoài nhà nước với các cương vị khác nhau; 

            + Tham gia các đề tài khoa học, các dự án nghiên cứu về văn hóa – xã hội của địa phương hay đơn vị công tác với vai trò chủ nhiệm hoặc nghiên cứu viên;

            + Giảng dạy bộ môn văn hóa học, văn hóa dân gian ở các trường đại học, cao đẳng trung cấp chuyên ngành hoặc các trường thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn;

            + Chuyên gia tư vấn, tham mưu về tổ chức hoạt động văn hóa - nghệ thuật - thông tin cho các đơn vị nhà nước và những tổ chức kinh tế - xã hội.

            + Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hóa - thông tin - du lịch và hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức về văn hóa học (truyền thông, ngoại giao, hướng dẫn du lịch...)

            + Có thể học tiếp để nhận học vị tiến sĩ văn hóa học; Có thể học liên thông tiến sĩ các ngành gần.

            + Trình độ ngoại ngữ: Theo quy định tại thông tư 15/TT-BGDĐT, ngày 15/05/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

 

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Theo Thông tư 15/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành ngày 15/5/2014.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học gồm: 60 tín chỉ.

KHỐI KIẾN THỨC

Kiến thức bắt buộc (tín chỉ)

Kiến thức

Tự chọn

(tín chỉ)

Tổng số tín chỉ

3.1. Kiến thức chung

10

0

10

3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

26

10

36

- Kiến thức cơ sở ngành

12

4

16

- Kiến thức ngành

14

6

20

3.3. Thực tập nghề nghiệp         

2

0

2

3.4. Luận văn

12

0

12

3.5. Tổng khối lượng

50

10

60

 

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC

- Đối tượng: Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Môn thi:

+ Triết học

+ Cơ sở văn hóa Việt Nam

+ Ngoại ngữ: tiếng Anh (Xét tuyển tiếng Anh và ngoại ngữ khác khi đạt trình độ theo quy định ở phụ lục 2, Thông tư 15/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 15/5/2014).

4.2.  Điều kiện nhập học: Học viên đáp úng đủ điều kiện theo quy định tại điều 16, Thông tư 15/TT-BGDĐT, ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

5.1. Quy trình đào tạo

+ Quy trình đào tạo thạc sỹ ngành Văn hóa học được thiết kế dựa trên sự kế thừa những thành tựu đào tạo và nghiên cứu của ngành văn hóa học, Văn hóa học. Đồng thời, chương trình tiếp thu một cách có chọn lọc các chương trình đào tạo và kiến thức cơ bản, cập nhật về văn hóa học, nhân học văn hóa của các trường đại học và các viện nghiên cứu tiên tiến ở Việt Nam và trên thế giới.

+ Quy trình đào tạo thạc sỹ ngành Văn hóa học luôn đảm bảo tính thống nhất và hợp lý giữa phần lý thuyết và thực hành, giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa kiến thức ngành với kiến thức liên ngành của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

+ Quy trình đào tạo thạc sỹ ngành Văn hóa học vừa bảo đảm tính liên thông giữa các trường đại học có đào tạo thạc sỹ ngành Văn hóa học trong nước và với các trường đại học nước ngoài, kết hợp giữa tính quốc tế và tính dân tộc.

+ Quy trình tổ chức đào tạo theo Quy chế đào tạo của Trường dựa trên Thông tư 15/TT-BGDĐT, ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Lịch trình đào tạo một khóa thạc sỹ do Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh ban hành ngày 14/04/2015.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp: Học viên tích lũy đủ 60 tín chỉ và hội đủ các điều kiện khác theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. THANG ĐIỂM

Theo thang điểm A, B, C, D, E, F hoặc quy đổi như sau:

A (8,5 - 10) Giỏi

B (7,0 – 8,4) Khá

C (5,5 – 6,9) Trung bình

D (4,0 – 5,4) Trung bình yếu

F (dưới 4,0) Kém, không đạt yêu cầu.

Những học phần phần kiến thức giáo dục đại cương sẽ tính điểm đạt là điểm D; các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành điểm đạt là C.

 

7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

7.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                                       10 tín chỉ

7.1.1.  Lý luận chính trị

STT

Tên học phần

Tín chỉ

1

Triết học

4

 

7.1.2. Ngoại ngữ

STT

Tên học phần

Tín chỉ

2

Tiếng Anh B1 cấp độ 2

3

3

Tiếng Anh B1 cấp độ 3

3

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành                                                                   16

  • Bắt buộc                                                                                        12

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Phương pháp nghiên cứu khoa học văn hóa

2

  1.  

Các lý thuyết nghiên cứu văn hóa học

2

  1.  

Lý luận văn hóa

2

  1.  

Lịch sử văn hóa Việt Nam

2

  1.  

Địa văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam

2

  1.  

Tâm lý học sáng tạo nghệ thuật

2

  • Tự chọn (học viên chọn 4 tín chỉ trong số các học phần sau)                   4

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Bản sắc văn hóa Việt Nam

2

  1.  

Nghệ thuật đương đại

2

  1.  

Văn hóa Đông Nam Á

2

  1.  

Các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam

2

7.2.2. Kiến thức chuyên ngành                                                                           20

  • Bắt buộc:                                                                                         14

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Làng xã Việt Nam

2

  1.  

Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ

2

  1.  

Giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt Nam

2

  1.  

Tôn giáo và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ

2

  1.  

Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ

2

  1.  

Chính sách văn hóa thế giới và Việt Nam

2

  1.  

Quy trình thiết kế và tổ chức dự án nghiên cứu văn hóa

2

  • Tự chọn: (học viên chọn 6 tín chỉ trong số các học phần sau)                       6

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Nghệ thuật trình diễn dân gian người Việt Nam Bộ

2

  1.  

Văn hóa so sánh

2

  1.  

Tổ chức cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Miền Trung

2

  1.  

Tổ chức cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

2

  1.  

Tổ chức cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ

2

  1.  

Văn hóa đô thị

2

  1.  

Nhân học tôn giáo

2

  1.  

Biểu tượng văn hóa

2

  1.  

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

2

  1.  

Điền dã văn hóa học

2

7.2.3. Thực tế và làm luận văn tốt nghiệp

STT

Tên học phần

Tín chỉ

  1.  

Khảo sát thực tế hoạt động văn hóa

2

  1.  

Khóa luận tốt nghiệp

12

 

8. Kế hoạch giảng dạy

Số

TT

Tên                                                          học phần

Tín  chỉ

Quy ra tiết

Phân theo tiết

Học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

7.1.1.  Lý luận chính trị          

  1.  

Triết học

4

60

50

10

Không

7.1.2. Ngoại ngữ

  1.  

Tiếng Anh B1 cấp độ 2

3

45

35

10

Không

  1.  

Tiếng Anh B1 cấp độ 3

3

45

35

10

Không

7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành               16 tín chỉ

a. Bắt buộc: 12 tín chỉ

  1.  

Phương pháp nghiên cứu khoa học văn hóa

3

45

30

15

7.1.1

  1.  

Các lý thuyết nghiên cứu văn hóa học

2

30

25

5

7.1.1

  1.  

Lý luận văn hóa

2

30

25

5

5

  1.  

Lịch sử văn hóa Việt Nam

2

30

25

5

5

  1.  

Địa văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam

2

30

25

5

7

  1.  

Tâm lý học sáng tạo nghệ thuật

2

30

25

5

7.1.1

b. Tự chọn: 4 tín chỉ

  1.  

Bản sắc văn hóa Việt Nam

2

30

25

5

7.2.1 a

  1.  

Nghệ thuật đương đại

2

30

25

5

7.2.1 a

  1.  

Văn hóa Đông Nam Á

2

30

25

5

7.2.1 a

  1.  

Các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam

2

30

25

5

7.2.1 a

7.2.2. Kiến thức chuyên ngành

a. Kiến thức bắt buộc

 

 

 

 

 

  1.  

Làng xã Việt Nam

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt Nam

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Tôn giáo và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Chính sách văn hóa thế giới và Việt Nam

2

30

25

5

7.2.1

  1.  

Quy trình thiết kế và tổ chức dự án nghiên cứu văn hóa

2

30

25

5

7.2.1

b. Kiến thức tự chọn

 

 

 

 

 

  1.  

Nghệ thuật trình diễn dân gian người Việt Nam Bộ

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Văn hóa so sánh

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Tổ chức cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Miền Trung

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Tổ chức cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Tổ chức cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Văn hóa đô thị

2

30

20

10

7.2.2 a

  1.  

Biểu tượng văn hóa

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Nhân học tôn giáo

2

30

25

5

7.2.2 a

  1.  

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

2

30

15

15

7.2.2 a

  1.  

Điền dã văn hóa học

2

30

15

15

7.2.2 a

Thực tế và làm luận văn tốt nghiệp

 

 

 

 

 

  1.  

Khảo sát thực tế hoạt động văn hóa

2

 

 

 

7.2.2

  1.  

Khóa luận tốt nghiệp

12

 

 

 

7.2.2

               

 

 

Từ khóa: